Trà sữa là loại thức uống được xem là “mỹ vị nhân gian” của rất nhiều người hiện nay. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ còn “nghiện” trà sữa đến nỗi có thể uống trà sữa trừ cơm, buồn, vui, hờn, giận… chỉ cần có trà sữa là mọi chuyện đều ổn. Nhưng liệu trà sữa có tốt không? Hay chúng ta đang đánh đổi sức khỏe của mình bằng những ly trà sữa đầy màu sắc?
1 ly trà sữa gồm những gì?
Thành phần chính của trà sữa là trà, sữa đường, bột kem béo và các loại trân châu làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Đặc biệt, để tạo ra các hương vị khác nhau như trà sữa dâu, đào, xoài, vải, bạc hà, khoai môn… nhiều nơi còn cho thêm các phụ gia, hóa chất tạo mùi vào trà sữa.
Ban Quản lý ATTP TP.HCM cho biết để có một ly trà sữa hấp dẫn, màu sắc bắt mắt, thành phần thông thường sẽ gồm:
- Trà: có thể là bột trà, trà túi lọc, trà lá hoặc các loại trà thông dụng để pha trà sữa
- Bột sữa: nhiều nơi dùng bột sữa giúp làm tôn vị trà mà vẫn ngậy vị sữa chứ không dùng sữa đặc hoặc sữa tươi sẽ làm át vị trà. Bột sữa có thành phần giống kem topping.
- Trân châu: làm từ bột năng
- Hương liệu: loại này thêm vào trà sữa trân châu có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột nhão hoặc siro.
Sự thật trà sữa có tốt không?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, sử dụng hương liệu và phẩm màu thực phẩm quá ngưỡng cho phép trong trà sữa có thể gây ngộ độc, đặc biệt đối với trẻ nhỏ – đối tượng rất thích uống trà sữa. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, bộ máy tiêu hóa còn yếu nên hấp thu loại thực phẩm này rất kém, thậm chí còn bị ngộ độc thực phẩm, nôn, tiêu chảy, sặc, ngạt thở vì cố hút loại hạt này […] Ngoài ra bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường sữa được tiêu thụ thường xuyên mỗi ngày cũng đều không tốt cho sức khỏe nói chung. Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường sữa có thể khiến bạn tăng cân, béo phì, thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận… Uống trà sữa thường xuyên sẽ khiến bạn khó tránh những rủi ro không mong muốn cho sức khỏe về lâu dài”
Những tác hại khó lường của trà sữa, đặc biệt là những loại trà sữa không rõ nguồn gốc, được bày bán tràn lan trên thị trường:
- Gây thừa cân, béo phì mà lại thiếu hụt dinh dưỡng
Trên thực tế trà sữa thường không chứa sữa hay trà mà thành phần của nó chủ yếu là kem béo pha lẫn với bột trà cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu chế tác thành. Sữa trong trà sữa thiếu canxi, các loại vitamin B và vitamin A, D; hàm lượng protein cũng rất thấp. Ngược lại trà sữa chứa đựng một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa rất lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.
Thêm nữa, thành phần chủ yếu của hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Đường cô đặc là một loại chất phụ gia thực phẩm, nhưng hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As).
Việc tiêu thụ thường xuyên trà sữa sẽ làm cho lượng đường không tốt trong cơ thể tăng lên, từ đó dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì thậm chí là sỏi thận do thừa canxi.
TIN TỨC CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Tổn thương gan, thận
Nhiều loại trà sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ không được làm từ bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu. Hương vị của các loại bột màu này giống như trà tự nhiên nhưng trên thực tế nó được chế tạo từ các chất tổng hợp hoá học. Nếu thêm các chất phụ gia quá mức hoặc uống quá nhiều trà sữa sẽ là gánh nặng cho gan, thận vì phải hoạt động quá mức để giải độc cho cơ thể. Nếu lọc không hết, hóa chất tích tụ lâu ngày sẽ gây tổn thương gan, thận.
- Có khả năng gây vô sinh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của các loại trà sữa là dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans. Loại axit này sẽ làm giảm hormone ở nam giới làm ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Ngoài ra nó còn làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư.
Vừa qua, tại Đài Loan – cái nôi của trà sữa, đã ghi nhận một trường hợp nữ sinh có thói quen uống trà sữa sau mỗi bữa ăn đã mắc phải một số triệu chứng như cơ thể khó chịu mặc dù thân nhiệt không thay đổi, không hề có cảm giác thèm ăn, nhưng lại luôn thấy mệt mỏi và chóng mặt, dễ buồn ngủ. Sau khi xét nghiệm, thì trường hợp nữ sinh này được đánh giá là bị thiếu chất sắt mà nguyên nhân tìm được một phần là do việc cô uống trà sữa mỗi ngày. Ông Chu Minh Văn (Giám đốc Bệnh viện Thư Điền, Đài Loan) cho biết, mặc dù chưa đến mức thiếu máu nhưng lượng ferritin trong cơ thể của nữ sinh này chỉ đạt mức 9.5μg/L, thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn 20μg/L ở người bình thường.